Bìa sách Đố Kiều, bói Kiều và khảo luận, trao đổi của tác giả Vương Trọng.

Đố Kiều, bói Kiều và khảo luận, trao đổi

Có không ít các nhà văn, nhà thơ từng đặt bút viết về Truyện Kiều nhiều kiểu từ phân tích, bình giảng… Từ lâu trong giới những người mê Truyện Kiều đã hình thành các cách thưởng thức Kiều theo nhiều kiểu khác nhau như bói Kiều, đố Kiều… Xung quanh đó cũng có nhiều khảo luận, trao đổi của nhiều nhà văn nhà thơ về các hình thức “chơi” này trong đó có cuốn Đố Kiều, bói Kiều và khảo luận, trao đổi của tác giả Vương Trọng.“…Yêu Truyện Kiều, tôi không chỉ để tâm tới phần đại thể, mà còn chú ý cả những tiểu tiết, thích chia sẻ sự hiểu biết của mình với bạn bè.

Trong dịp Đố Kiều, tôi còn muốn bạn đọc lưu tâm nghệ thuật thơ lục bát của Đại thi hào… Đây là cuộc thi kéo dài 18 tháng và có mấy ngàn lượt người trong cả nước tham gia. Mười tám câu Đố Kiều bạn đọc gặp trong Phần 1 của cuốn sách này được lấy ra từ cuộc thi Đố Kiều đó.” (Vương Trọng)

Bìa sách Đố Kiều, bói Kiều và khảo luận, trao đổi của tác giả Vương Trọng.

Bìa sách Đố Kiều, bói Kiều và khảo luận, trao đổi của tác giả Vương Trọng.

 Ngay ở bìa sách tác giả đã cho người đọc biết được tình yêu của mình với tuyệt tác của cụ Nguyễn Du. Với tôi, Truyện Kiều là một tác phẩm đọc mãi không chán. Với nhiều người Việt Nam bao thế hệ, Truyện Kiều là sách gối đầu giường.

Thơ chữ Hán Nguyễn Du lần đầu được dịch và ra mắt bạn đọc năm 1931 thì năm 1932 bắt đầu phong trào Thơ Mới. Mười năm sau, tổng kết phong trào Thơ Mới, Hoài Thanh đã nói: “Cuộc thể nghiệm bây giờ đã tạm xong và đây là những kết quả: Thể Đường luật vừa động đến đã tan. Những bài Đường luật của Quách Tấn dẫu được hoan nghênh thì cũng khó làm sống lại phép đối chữ, đối câu cùng cái nội dung chặt chẽ của thể thơ…”. Vương Trọng đã dùng dẫn chứng là lời nói của Hoài Thanh để nói rằng thể Đường luật đã “tan” trong phong trào Thơ mới, và sau Cách mạng tháng Tám, trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và ba chục năm hậu chiến, thơ Đường luật ở nước ta chưa một lần “kết lại” trong con mắt người đọc, có chăng là rải rác đôi bài trong câu lạc bộ người cao tuổi hoặc trên góc thơ châm biếm. Nói vậy để thấy, nền văn học nước nhà vẫn luôn chuộng thể thơ lục bát, thể loại mà nó đã được sinh ra và phải được sống mạnh mẽ. Đã có nhiều bàn luận về việc nên dịch thơ chữ Hán của Nguyễn Du ra thể lục bát hay hay vẫn cứ dịch sang thể thơ nào đó của Trung Quốc từ nhiều nhà chuyên môn. Tại sao hiện nay người trẻ ít quan tâm đến văn học xưa hoặc chỉ biết đến vài đoạn được trích dẫn trong sách giáo khoa để học ở trường trong khi tất cả đều là những áng văn thơ bất hủ. Dẫn chứng mà tác giả Vương Trọng đưa ra theo tôi là rất hay và sắc sảo khi nói về tầm quan trọng của bản dịch để lôi cuốn độc giả.

“Có thể bạn đọc trả lời rằng: Là những tác phẩm đó viết bằng chữ Hán, mà ngày nay nhiều người; đặc biệt là lớp trẻ không biết chữ Hán nên không thể đọc được; còn Truyện Kiều viết bằng chữ Nôm, được phiên âm ra quốc ngữ nên ai ai cũng có thể đọc được. Nói như vậy hoàn toàn đúng, nhưng chưa đủ, bởi người ta có thể đặt câu hỏi: Tại sao Hoàng hạc lâu của Thôi Hiệu đời Đường bên Trung Quốc, tại sao Chinh Phụ ngâm của Đặng Trần Côn gần như cùng thời với Nguyễn Du cũng được viết lại bằng chữ Hán lại được nhiều người yêu thích và tính phổ cập của hai tác phẩm đó lớn đến như vậy? Câu hỏi này không thể trả lời đơn giản rằng chỉ bởi giá trị tự thân của hai tác phẩm đó, mà buộc chúng ta phải kể đến giá trị các bản dịch thơ, tức là công của thi sĩ Tản Đà và của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm (hay Phan Huy Ích như luận cứ của giáo sư Hoàng Xuân Hãn). Thế là dù muốn hay không, khi nói đến một tác phẩm chữ Hán có được bạn đọc Việt Nam rộng rãi yêu thích hay không, chúng ta không thể không bàn tới công việc dịch tác phẩm đó ra quốc âm như thế nào.”

Có không ít các nhà văn, nhà thơ từng đặt bút viết về Truyện Kiều nhiều kiểu từ phân tích, bình giảng… Từ lâu trong giới những người mê Truyện Kiều đã hình thành các cách thưởng thức Kiều theo nhiều kiểu khác nhau như bói Kiều, đố Kiều… Xung quanh đó cũng có nhiều khảo luận, trao đổi của nhiều nhà văn nhà thơ về các hình thức “chơi” này trong đó có cuốn Đố Kiều, bói Kiều và khảo luận, trao đổi của tác giả Vương Trọng.

Là một người yêu văn học nước nhà nói chung, một người yêu Truyện Kiều nói riêng, Vương Trọng đã viết tác phẩm với những khảo luận, trao đổi thật sự tâm huyết. Hy vọng cuốn sách sẽ mang lại cho các bạn nhiều thông tin bổ ích.

THÔNG TIN SÁCH:
Tác giả: Vương Trọng
Khổ sách: 13×19 cm
Số trang: 292 trang
Giá bán: 50.000 VNĐ

Bạn đọc có thể tìm mua sách trực tiếp tại Công ty Cổ phần Sách Giáo dục tại TP.Hồ Chí Minh và các Công ty CP Sách – TBTH địa phương.

Địa chỉ: 363 Hưng Phú, Phường 9, Quận 8, TP.Hồ Chí Minh

Liên hệ: (028) 39.540.590 – (028) 39.540.601 – (028) 39.540.602

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>