Đền thờ Mạc Đĩnh Chi ở quê hương Nam Sách, Hải Dương.

Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi

MẠC ĐĨNH CHI

Mạc Đĩnh Chi sinh năm 1280 tại làng Lũng Động, huyện Chí Linh (nay thuộc xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương).

Từ nhỏ, Ông đã nổi tiếng là người học giỏi thông minh. Năm 1304, ông đỗ Trạng nguyên trong sô 44 Thái học sinh (Tiễn sĩ) của khoa thi ấy. Tương truyền, bài thi của ông rất hay, các quan giám khảo xếp hạng nhất, dâng lên vua. Vua Trần Anh Tông biết ông là học trò của tên Việt gian Trần Ích Tắc nên lấy cớ Mạc Đĩnh Chi có tướng mạo xấu xí, không cho đỗ Trạng nguyên. Ông biết được ý vua, bèn làm bài phú Ngọc tỉnh liên (Hoa sen trong giếng học) dâng lên, Vua đọc xong bài phú, xúc động vì tài năng và đức độ trong sáng của Ông nên đã quyết định cho Ông đỗ Trạng nguyên.

Năm 1308, Ông được cử đi sứ nhà Nguyên. Khi đến ải Nam Quan thì trời đã tối, cửa ải đã đóng, bọn quan canh giữ ra câu đối thử tài, nếu Ông đối được thì chúng sẽ mở cửa. Chúng ra đối trước, Ông đối lại khiến chúng phục và mở cửa mời đoàn sứ ta đi qua. Từ đó, Ông luôn được các đại thần nhà Nguyên thử tài đối đáp, lần nào họ cũng hết sức khâm phục. Có lần vào chầu vua Nguyên, Ông làm bài minh đề vào quạt để dâng lên, được vua Nguyên hết lời khen ngợi và viết bên lề bài minh bốn chữ Lưỡng quốc Trạng nguyên. Gặp lúc Hậu phi nhà Nguyên mất, Ông được mời đọc điếu văn và một lần nữa lời điếu của ông đã làm nhà Nguyên cảm phục.

Tuy làm quan đến chức Thượng thư nhưng Ông vẫn luôn là vị quan nổi tiếng trung thực và thanh liêm, hết lòng vì dân vì nước, đến lúc già về hưu chỉ có nếp từ đường (thờ tổ tiên) nhỏ bé mà thôi, thường ngày Ông vẫn ra ngồi nơi quán lá uống bát nước vối, chuyện trò thân mật với dân làng, ông sống thanh bạch, giản dị như những người dân quê. Vua Trần Minh Tông rất quý trọng, thậm chí có lúc đã bày cách để chu cấp thêm tiền cho Ông. Ông biết và đem tiền gửi lại vua.

Cuối đời, Ông được thăng đến chức Tả bộc xạ thuộc hàng ngũ đại thần.

Đền thờ Mạc Đĩnh Chi ở quê hương Nam Sách, Hải Dương.

Đền thờ Mạc Đĩnh Chi ở quê hương Nam Sách, Hải Dương.

Ngày nay để tưởng nhớ công lao của Ông, ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đều có đường phố, trường học mang tên Mạc Đĩnh Chi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>