Phương pháp Bàn tay nặn bột có gì hay?

Bàn tay nặn bột chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng các thí nghiệm tìm tòi, nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra…

Phương pháp Bàn tay nặn bột bàn về phương pháp học tập xưa nay làm sao để rút ngắn khoảng cách chiếm lĩnh tri thức. Học là hoạt động tiếp thu tri thức – khái niệm. Hành là việc thực hành vận dụng – thực tiễn. Khái niệm, lý thuyết dẫn đường cho thực hành vào thực tiễn, thực hành hoàn thiện khái niệm.

“Học đi đôi với hành” – câu tục ngữ không hề sai, nhất là đối với những môn thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên – xã hội. Với các em Tiểu học thì lĩnh vực này đặc biệt dễ cảm thụ, tuy nhiên các em cần có được một phương pháp để đạt được hiệu quả cao nhất. Việc dùng cách nào để các em có thể tiếp thu hiệu quả, hình thành và phát triển trí thông minh? Chúng ta đã từng nghĩ rất nhiều và rất xa về các phương pháp, cách thức thực hiện, nhưng rõ ràng việc học phối hợp với việc thực hành ngay tại chỗ luôn mang lại hiệu quả cao nhất.

Liệu có phương pháp nào giúp cho trẻ có thể hình thành và phát triển tư duy trực quan thông qua những biểu tượng cụ thể sinh động, cách nào giúp các em phát triển tư duy sáng tạo thông qua hoạt động khám phá và cảm nhận sự vật, hiện tượng bằng nhiều giác quan. Đối với những phương pháp trước đây, trẻ thường chỉ được vận động các giác quan khác mà bỏ quên xúc giác, hiện nay phương pháp “BÀN TAY NẶN BỘT” đã được nhiều đơn vị đưa vào áp dụng để phục vụ công tác dạy và học, nó giúp bé rèn luyện hầu hết các giác quan.

Phương pháp Bàn tay nặn bột có gì hay?

Phương pháp Bàn tay nặn bột có gì hay?

Bàn tay nặn bột chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng các thí nghiệm tìm tòi, nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra… Bàn tay nặn bột luôn coi học sinh là trung tâm của quá trình nhận thức, chính các em là người tìm ra câu trả lời và lĩnh hội kiến thức dưới sự giúp đỡ của giáo viên.

Phương pháp bàn tay nặn bột là phương pháp tiên tiến nhất dạy KHTN, phương pháp khuyến khích trẻ huy động cả năm giác quan để các em có thể phát triển toàn diện bằng sự tiếp xúc kì diệu với thế giới xung quanh, để các em học cách khám phá và tìm hiểu nó. Đây thực sự là một điều khá mới mẻ với nhiều cán bộ quản lý, giáo viên… khi cả phương pháp lẫn nội dung đều được thay đổi đồng bộ. Ngay cả việc đánh giá năng lực của học sinh cũng được chú trọng hơn về kỹ năng cũng như những thành quả, sản phẩm mà các em thực hiện được qua các đề tài, bài học.,. Cách này tránh việc các em phải học thuộc lòng những kiến thức một cách máy móc.

Đối chiếu với tiến trình sư phạm của phương pháp Bàn tay nặn bột, chúng ta có thể nhận thấy điểm tương đồng của phương pháp này so với các phương pháp dạy học tích cực khác là ở chỗ đều nhằm tổ chức cho HS hoạt động tích cực, tự lực giải quyết vấn đề. Về cơ bản thì tiến trình dạy học cũng đều diễn ra theo 3 phần chính là: chuyển giao nhiệm vụ cho HS, HS hoạt động tự chủ giải quyết vấn đề; báo cáo, hợp thức hoá và vận dụng kiến thức mới.

Điểm khác biệt của phương pháp này so với các phương pháp dạy học khác là ở chỗ các tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề là những sự vật hay hiện tượng của thế giới thực tại, gần gũi với đời sống, dễ cảm nhận và các em sẽ thực hành trên những cái đó. Đặc biệt, phương pháp bàn tay nặn bột chú trọng việc giúp HS bộc lộ quan niệm ban đầu để tạo ra các mâu thuẫn nhận thức làm cơ sở đề xuất các câu hỏi và giả thiết. Hoạt động tìm tòi – nghiên cứu trong phương pháp bàn tay nặn bột rất đa dạng, trong đó, các phương án thí nghiệm nếu được tiến hành thì chủ yếu là các phương án được HS đề xuất, với những dụng cụ đơn giản, dễ kiếm. Điều quan trọng trong phương pháp này là bắt buộc mỗi HS phải có một quyển vở thực hành do chính các em ghi chép theo cách thức và ngôn ngữ của chính các em.

Trong phương pháp bàn tay nặn bột, hoạt động quan sát và thí nghiệm của HS đặc biệt quan trọng.

Trong phương pháp bàn tay nặn bột, hoạt động quan sát và thí nghiệm của HS đặc biệt quan trọng. (Nguồn ảnh: Internet)

Trong phương pháp bàn tay nặn bột, hoạt động quan sát và thí nghiệm của HS đặc biệt quan trọng, quyết định sự thành công hay thất bại của ý đồ sư phạm của GV. Từ bước đầu tiên khi GV đưa ra tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề, HS đã phải liên tưởng được đến những hiểu biết ban đầu của mình về các sự vật, hiện tượng thông qua sự quan sát trong cuộc sống hàng ngày. Trong thảo luận về các quan niệm ban đầu giữa các nhóm, HS cũng cần có kĩ năng quan sát để thấy được những điểm khác biệt, từ đó xuất hiện các câu hỏi, các giả thuyết hay dự đoán, đặc biệt quan sát, thí nghiệm là hoạt động chủ yếu trong giai đoạn tìm tòi – nghiên cứu, giải quyết vấn đề của HS.

Để hỗ trợ cho quý thầy cô tham khảo và nghiên cứu giảng dạy, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc gần xa tài liệu: “Dạy học tự nhiên – xã hội ở Tiểu học bằng phương pháp Bàn tay nặn bột”.

Tài liệu gồm ba nội dung chính:

  • Phần một: Hướng dẫn chung

Trình bày khái quát những nét đặc trưng môn TN-XH ở Tiểu học cũng như những cơ sở có thể tiến hành áp dụng phương pháp trong giảng dạy.

  • Phần hai: Hướng dẫn cụ thể

Trình bày quy trình thực hiện các hoạt động dạy học theo phương pháp bàn tay nặn bột, cách thiết kế các giáo án TN-XH theo phương pháp này. Ngoài ra ở mỗi phần đều có ví dụ minh họa ngắn gọn, dễ hiểu.

  • Phần ba: Một số thí nghiệm khoa học

Những thí nghiệm khoa học được trình bày trực quan, dễ hiểu, dễ làm, giúp học sinh khám phá và khắc sâu kiến thức.

Bạn đọc có thể tìm mua sách trực tiếp tại  Công ty Cổ phần Sách Giáo dục tại TP.Hồ Chí Minh và các Công ty CP Sách-TBTH địa phương.

  • Địa chỉ: 363 Hưng Phú, Phường 9, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh
  • Liên hệ: (028) 39.540.590 – 39.540.601 – 39.540.602

 Chướng Phong

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>