“Đau đớn thay phận đàn bà!”

Nói về thân phận người phụ nữ Việt Nam thời xã hội phong kiến là một đề tài quen thuộc được nhiều nhà thơ, nhà văn lựa chọn làm đề tài sáng tác của mình. Qua đó hình ảnh những người mang kiếp “thân em như tấm lụa đào” hiện lên với nhân cách cao đẹp, tuy nhiên số phận họ lại chẳng mấy sung sướng vì bị phụ thuộc vào nhiều người khác. Sự trói buộc của những lề lối xã hội xưa, nhiều thế lực khác đã khiến cho cuộc đời những người phụ nữ thời kỳ đó mang đầy những chông gai, sóng gió. Continue reading

5

Bộ sách Giáo dục giới tính cho học sinh

Giáo dục giới tính cực kì quan trọng vì nó ảnh hưởng đến cuộc sống và liên quan đến việc duy trì nòi giống với mỗi cá nhân. Giáo dục giới tính giúp cho các bạn trẻ nhận thức rõ ràng và có trách nhiệm hơn với cuộc sống của chính mình để tránh những hậu quả đáng tiếc về mặt tâm lý. Continue reading

Phương pháp Bàn tay nặn bột có gì hay?

Bàn tay nặn bột chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng các thí nghiệm tìm tòi, nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra… Continue reading

Kỳ Đồng Nguyễn Văn Cẩm

Kỳ Đồng Nguyễn Văn Cẩm

KỲ ĐỒNG (1875 – 1929)

Kỳ Đồng là biệt hiệu của cậu bé Nguyễn Văn Cẩm, xuất thân từ một gia đình nông dân, quê ở làng Ngọc Đình, tổng Hạ Lý, huyện Duyên Hà, tỉnh Hưng Yên cũ (nay là xã Văn Cẩm, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình). Bố Kỳ Đồng làm nghề dạy học, đan lát và đóng cối xay, dân làng vẫn quen gọi ông là cụ Đồ Tỵ. Continue reading

Bảng nhãn Hà Tông Huân

Bảng nhãn Hà Tông Huân

HÀ TÔNG HUÂN (1697–1766)

Hà Tông Huân người làng Yên Vực, nay là xã Yên Thịnh, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Từ nhỏ, cậu bé Huân đã nổi tiếng thông minh, tài trí hơn người. Năm 14 tuổi, Hà Tông Huân đỗ Hương cống[1]. Năm 1724, dưới thời vua Lê Dụ Tông (1705 -1729), ông đỗ Đình nguyên Bảng nhãn.[2] Continue reading